Các chùa ở Ninh Bình Di tích ở Ninh Bình

Hoa Lư - Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam dưới thời nhà Đinh (968-980) và nhà Tiền Lê (980-1009). Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Theo các thư tịch và dấu vết còn sót lại, vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp. Theo chính sử, Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt. Ninh Bình cũng là quê hương của quốc sư triều Lý Nguyễn Minh Không, ông đã sáng lập ra ở quê hương mình khá nhiều chùa tháp như: chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, động chùa Am Tiên, chùa Non Nước... Ở Việt Nam có 3 chùa động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động" là chùa Hương, chùa Bích Động, chùa Địch Lộng thì 2 trong số đó nằm ở Ninh Bình. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Bích Động, Địch Lộng, Bái Đính, Linh Cốc…

Tổng quan

Tỉnh Ninh Bình hiện có 354 ngôi chùa, phân bố như sau: Yên Mô: 81 chùa, Yên Khánh: 57 chùa, Gia Viễn: 50 chùa, Hoa Lư: 49 chùa, Nho Quan: 47 chùa, thành phố Ninh Bình 38 chùa, Kim Sơn: 24 chùa, Tam Điệp: 8 chùa.[6] Chỉ riêng trên địa bàn xã Trường Yên, Hoa Lư hiện có 8 ngôi chùa cổ thuộc cố đô Hoa Lưchùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Cổ Am, chùa Bà Ngô, chùa Am Thong Bái, chùa Bi Yên Hạ đều được xếp hạng di tích.

Về niên đại xây dựng, chủ yếu các chùa thuộc vùng cố đô Hoa Lư được xây dựng từ thời Đinh Tiên HoàngLê Đại Hành; rất nhiều chùa được xây dựng thời Trần và Hậu Lê.

Một số chùa nổi tiếng như:

Một số chùa tiêu biểu

Chùa Trung - chùa Bích ĐộngĐại tượng phật ở chùa Bái Đính
Bài chi tiết: Chùa Bích Động
Bài chi tiết: Chùa Bái Đính
  • Chùa Địch Lộng: Chùa Địch Lộng nằm trên núi Kẽm Trống, thuộc xã Gia Thanh, Gia Viễn.[8] Chùa ở lưng chừng núi Địch Lộng, có hang động đẹp nên được mệnh danh là "Nam thiên đệ tam động". Chùa Địch Lộng hàng năm đều tổ chức lễ hội vào thời gian từ ngày 6 đến 10 tháng giêng Âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3.
  • Chùa Đồng Đắc: Chùa Đồng Đắc thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn. Là chùa lớn nhất ở vùng công giáo huyện Kim Sơn.[9]. Kiến trúc tôn giáo sớm nhất ở Kim Sơn là chùa Đồng Đắc, nó có trước quần thể kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm mấy chục năm. Chùa Đồng Đắc kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, phần ngang là tiền đường, phần dọc là chính điện.
  • Chùa Nhất Trụ: Chùa Nhất Trụ (Còn gọi là chùa Một Cột) là ngôi chùa cổ thuộc khi di tích Cố đô Hoa Lư. Chùa có tên như vậy là do trước chùa có một cột đá cao hơn 3 m, có 8 mặt, trên các mặt khắc bài thần chú trong Kinh Lăng Nghiêm và một số bài kệ. Cột đá này được dựng khoảng năm 995. Trên cột đá còn thấy các chữ "Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo". (Hoàng đế Thăng Bình tức vua Lê Hoàn).
  • Chùa Bà Ngô: Chùa Bà Ngô được xây từ thời nhà Đinh. Nằm bên phải bờ sông Hoàng Long thuộc khu vực ngoại vi thành Hoa Lư xưa. Tấm bia đá dựng ở chùa, niên đại 1877 có đoạn: "Chùa Bà Ngô trong ấp ta là một danh lam của đô cũ Đại Việt trước. Vốn là một danh thắng nhưng do thế đại chuyển dời, phong quang thay đổi, am ngọc quạnh quẽ dưới ánh dương tà, chùa báu điêu tàn trơ trọi trong ánh trăng đêm". Tương truyền là nơi hoàng hậu mẹ Ngô Nhật Khánh tu hành. Trong chùa có bức đại tự thời Nguyễn ghi 3 chữ Bà Sa tự. Theo từ điển Hán Việt, Sa có nghĩa là nhiều khổ não. Chùa Bà Ngô ở thế kỷ thứ X chính là nơi tiến hành nghi thức sám hối, rửa sạch mọi tội lỗi nghiệp chướng trần gian. Tại đây còn khai quật được ngôi mộ cổ thời Hán – Đường.[10] Khi khai quật khảo cổ học khu cố đô Hoa Lư, các nhà khảo cổ đã tìm thấy khu mộ Hán cạnh chùa Bà Ngô bên dòng sông Hoàng Long. Đây là cơ sở nêu lên một nhận định nơi đây hẳn là trụ sở của Trường Châu thời nhà Đường, vì theo sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh thì đất Ninh Bình thời Đường thuộc về Trường Châu; còn ở Thăng Long Hà Nội vốn là thành Đại La do Cao Biền xây đúng như sử sách ghi chép.[11]
  • Chùa Duyên Ninh: Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ được hình thành dưới thời Đinh Tiên Hoàng. Chùa hiện nằm ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, trên đường nối Tràng An tới chùa Bái Đính. Nơi đây xưa thuộc thành Tây kinh đô Hoa Lư. Tương truyền, Chùa Duyên Ninh xưa là nơi vui chơi của các công chúa, nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông.[12] Sau khi kinh đô được dời về Thăng Long, Hoàng hậu Lê Thị thường lui về đây để tác hợp cho các đôi lứa nên duyên. Từ đó chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Hoa Lư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di tích ở Ninh Bình http://dulichbaidinh.com/Home/tin-tuc-su-kien/110/... http://www.gcatholic.com/churches/asia/1543.htm http://www.gcatholic.com/churches/data/cathVN.htm#... http://wwww.eicvn.eu/tam-linh/tam-linh/tin-nguong/... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2010/05/3ba... http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/20... http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dphat.ht... http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/ph... http://phatdiem.org/Portal/Desktop.aspx?tabid=11&C... http://afamily.vn/du-lich/20110208020146606/4-den-...